* Bước thứ nhất, người yêu cầu phải làm đơn yêu
cầu Tòa án tuyên bố chồng/ vợ mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ
luật dân sự năm 2015 và Điều Điều
376 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở
kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người
mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người
có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết
định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực
hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Và
Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định, cụ thể như sau:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ
quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người thành niên không đủ khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất
năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Trong thời hạn chuẩn bị
xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cầu giám
định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự hoặc giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trong trường hợp này, khi nhận được kết luận giám định, Tòa án phải ra quyết
định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố
một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, Tòa án phải xác định người đại diện theo pháp luật
của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Trong quyết định tuyên bố một người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án phải chỉ định người giám hộ, xác
định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố
một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án phải chỉ định người giám hộ, xác định
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
* Bước thứ hai, khi có quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự thì người yêu cầu gửi đơn yêu cầu li hôn. Hồ sơ li hôn
nộp cho tòa án bao gồm:
+ Đơn khởi kiện/đơn yêu cầu;
+ Giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn;
+ CMND, Sổ hộ khẩu;
+ Giấy khai sinh của các con;
+ Quyết định tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự.
Do người đã bị Tòa án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự nên Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho bị đơn theo quy
định tại Bộ luật dân sự 2015.
Khi có đủ các trình tự trên, Tòa án giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Điểm khác biệt giữa thủ tục ly hôn thông thường với ly hôn với người bị
bệnh tâm thần là ở chỗ: ly hôn thông thường sẽ không có bước 1 và phải thông
qua thủ tục hòa giải, còn ly hôn với người bị bệnh tâm thần thì không phải
thông qua thủ tục hòa giải (Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự
2015)
Điều
207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“ Những vụ án
dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý
do chính đáng.
3. Đương sự là
vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa
giải.”